Blog

Hành trình tiên phong chuyển đổi số

icon icon

Số hóa bài giảng là gì? Top 5 dạng số hóa bài giảng phổ biến

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, việc số hóa bài giảng đã trở thành xu hướng trong lĩnh vực giáo dục, bởi nó mang đến nhiều lợi ích. Vậy cụ thể số hóa bài giảng là gì? Có bao nhiêu dạng số hóa? Hãy cùng Hoàng Vũ khám phá ở bài viết sau nhé!

Số hoá bài giảng là gì?

Số hoá bài giảng là quá trình chuyển đổi các tài liệu giảng dạy truyền thống thành định dạng kỹ thuật số, cho phép học viên tiếp cận nội dung học một cách linh hoạt thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, hoặc máy tính bảng.

Số hoá bài giảng là gì?

Số hoá bài giảng là gì?

Xem thêm: Phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữ là gì? Các tính năng quan trọng

Các bài giảng số hóa sẽ được thiết kế rất sinh động, ngoài nội dung là văn bản người dạy có thể kết hợp với hình ảnh, video, âm thanh để minh họa sinh động. Giúp quá trình tiếp thu kiến thức mới của người học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Lợi ích của số hoá bài giảng

Không phải ngẫu nhiên mà số hóa bài giảng lại được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn sử dụng, bởi nó mang đến những lợi ích sau: 

Lợi ích của số hoá bài giảng

Lợi ích của số hoá bài giảng

Xem thêm: Dạy học trực tuyến là gì? Top 4 nền tảng dạy học trực tuyến chuyên nghiệp

  • Học viên tiếp cận nội dung học bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu có kết nối internet, giúp họ tự điều chỉnh thời gian và nơi học tập phù hợp với lịch trình cá nhân.
  • Không mất thời gian di chuyển đến địa điểm học. 
  • Tiết kiệm nhiều chi phí in ấn tài liệu, cơ sở hạ tầng, thuê địa điểm đào tạo,….
  • Số hóa bài giảng sẽ bao gồm các công cụ tương tác như bài giảng trực tuyến, bài tập trực tuyến, tương tác bình luận giúp giáo viên và học viên dễ dàng trao đổi như học truyền thống. 
  • Mọi tài liệu quan trọng đều được lưu trữ trên internet và được bảo mật an toàn. 
  • Linh hoạt cập nhật kiến thức mới vào bài giảng khi có sự thay đổi. 
  • Số hóa bài giảng cho phép giáo viên tùy chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học viên. 
  • Học viên có thể tiếp cận tài liệu học và tìm kiếm thêm thông tin giải đáp linh hoạt hơn. 
  • Thay vì cùng một nội phải dạy đi dạy lại nhiều lần, với số hóa bài giảng chỉ cần sản xuất bài giảng một lần và có sử dụng lại nhiều lần giúp tiết kiệm chi phí.

Top 4 dạng số hóa bài giảng phổ biến 

Hiện nay có rất nhiều dạng số hóa bài giảng, bạn có thể tham khảo 4 dạng phổ biến dưới đây: 

Số hóa bài giảng là gì? Top 5 dạng số hóa bài giảng phổ biến

Top 4 dạng số hóa bài giảng phổ biến

Xem thêm: Tips lựa chọn hệ thống LMS chuyên nghiệp nhất!

Video bài giảng

Là các bài giảng được ghi lại dưới dạng video, thường được tạo bằng cách người dạy ghi hình lại nội dung bài giảng. Thông thường dạng số hóa này rất được ưa chuộng, bởi học thông qua video sẽ chân thực như học truyền thống. 

Bản Slide

Đây là một trong những dạng số hóa dễ phát triển nhất trong tương lai, sử dụng các slide PowerPoint hoặc Keynote chứa thông tin và hình ảnh minh họa để trình bày nội dung học.

Để bài giảng thêm sinh động, có thể thêm các video, đồ thị, hình ảnh animation,….Vào các  bản trình bày slide. Dạng số hóa này thường được áp dụng bởi nó được xem là định dạng phổ biến, người học khi học sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới. 

=> Hạn chế một slide có chứa quá nhiều văn bản, khiến học viên dễ nhàm chán khi học.

Video đào tạo độc lập 

Có thể sử dụng hình thức để số hóa nội dung đào tạo, như quay 1 loại video về một chủ đề cần giáo dục và lấy nó làm  nội dung eLearning. 

Video thu từ buổi webinar/đào tạo

Thông thường các video này sẽ được ghi hình lại từ các buổi webinar hoặc đào tạo, sau đó được phân phối đến người học => Đây được xem là hình thức ít tốn kém, có thể kết hợp video vào nội dung e learning. 

Các lưu ý khi thiết kế bài giảng số hóa

Khi thiết kế bài giảng số hóa, có một số điều sau bạn cần lưu ý: 

  • Xác định rõ mục tiêu học tập: Rõ ràng về mục tiêu và kết quả mà bạn mong muốn người học đạt được sau khi hoàn thành khóa học. 
  • Phù hợp với đối tượng học: Hiểu rõ về trình độ, sở thích và mức độ kiến thức hiện có của người học để thiết kế nội dung phù hợp.
  • Thiết kế nội dung đơn giản: Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp và khó hiểu để giúp học viên tiếp cận thông tin một cách dễ dàng.
  • Thiết kế linh hoạt nhiều hình thức: Kết hợp sử dụng video, âm thanh, hình ảnh, văn bản, và bài tập trực tuyến để tạo ra trải nghiệm học tập phong phú và đa dạng.
  • Thực hiện đánh giá và điều chỉnh: Tiến hành đo lường hiệu quả của bài giảng và điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp giảng dạy nếu cần.
  • Thu thập phản hồi: Thu thập phản hồi từ học viên để cải thiện chất lượng và hiệu quả của bài giảng trong tương lai.

Qua bài viết trên đây, Hoàng Vũ mong rằng bạn sẽ hiểu số hóa bài giảng là gì? và những điều cần lưu ý khi thiết kế bài giảng số hóa. Để bạn có thể nâng cao chất lượng đào tạo cho đơn vị giáo dục của mình. Mọi thông tin cần tư vấn, xin liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!

Đối tác tin cậy của chúng tôi

Luôn đồng hành và hợp tác cùng chúng tôi để mang lại những sản phẩm tốt nhất.