Blog

Hành trình tiên phong chuyển đổi số

icon icon

Thực hiện tốt việc dạy bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh

Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Thị Kim Chi, Trưởng Tiểu ban Giáo dục Thể chất (Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực) tại phiên họp của Tiểu ban diễn ra chiều 2/6 về Đề án “Tổ chức dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025 – 2030, định hướng đến năm 2035”.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT, Uỷ viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, thành viên Tiểu ban Giáo dục thể chất, các đại biểu và chuyên gia.

Chưa đầy 9% trường học có bể bơi

Theo báo cáo, hiện nay, số học sinh phổ thông trong các trường học trên toàn quốc là gần 18 triệu em, chiếm gần 1/5 dân số Việt Nam. Lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần. Các em thường hiếu động, thích tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, trong khi môi trường tự nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước. Nếu các em không được trang bị các kỹ năng phòng, chống đuối nước, có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật suốt đời, trở thành nỗi đau về tinh thần, thể chất, thiệt hại về kinh tế cho gia đình, nhà trường và xã hội.

Trên thực tế, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các bể bơi trong trường học đã góp phần đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và tăng cường công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em; cơ bản phát huy hiệu quả, từng bước đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học môn bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước tại một số nhà trường.

Tuy vậy, theo số liệu thống kê của các Sở GDĐT, đến hết năm 2022, tổng số bể bơi trong trường học là 2.184 bể/25.307 trường, chiếm tỷ lệ chưa đến 9% trường học có bể bơi.

Tạo hành lang pháp lý cho việc dạy bơi và phòng, chống đuối nước

Tại phiên họp, nhiều ý kiến cho rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục về kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước và phòng chống đuối nước ở một số nơi chưa hiệu quả nên một số lãnh đạo nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh chưa nhận thức đúng đắn sự nguy hiểm của đuối nước, đôi khi chủ quan dẫn đến hậu quả thương tâm.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đã tập trung phân tích những vướng mắc về mặt pháp lý liên quan đến đầu tư, xây dựng, duy trì cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy bơi, đồng thời đề xuất một số giải pháp về chính sách, nguồn lực, đội ngũ, phương thức tổ chức… để tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho học sinh ở trong và ngoài trường học.

Xem thêm: The Catalyst for English (TCE)

Phát biểu kết luận phiên họp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho học sinh, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi lưu ý Tiểu ban Giáo dục thể chất cần nghiên cứu phương án, giải pháp hay của các địa phương để có những quy định phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, tránh việc Đề án ban hành thiếu hiệu quả, gây lãng phí. Thứ trưởng cũng đề nghị trong Đề án cần quy định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương, nhà trường, phụ huynh học sinh.

Nhấn mạnh việc huy động nguồn lực xã hội trong công tác này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi yêu cầu Đề án phải đảm bảo sau khi ban hành, sẽ trở thành hành lang pháp lý để các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện tốt việc giáo dục bơi an toàn và phòng, chống đuối nước cho học sinh.

Một số mục tiêu của Đề án đến năm 2023

– 80% học sinh được dạy kỹ năng phòng, chống đuối nước.

 Tối thiểu 65% học sinh lớp 5, 75% học sinh lớp 9 và 80% học sinh lớp 12 biết bơi an toàn.

– Tối thiểu 40% trường tiểu học, 20% trường THCS, THPT có bể bơi duy trì hoạt động hiệu quả hoặc 70% xã, phường, thị trấn có ít nhất một bể bơi để phục vụ việc dạy bơi an toàn cho học sinh, trẻ em trên địa bàn.

– Mỗi trường có ít nhất 02 giáo viên có đủ năng lực dạy bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho học sinh.

Theo trung tâm Truyền thông và Sự kiện

Đối tác tin cậy của chúng tôi

Luôn đồng hành và hợp tác cùng chúng tôi để mang lại những sản phẩm tốt nhất.