Trong 2 ngày (17-18/10), tại tỉnh Bình Định, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật giáo dục năm 2024.
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT cùng hơn 380 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác pháp chế tại các sở GDĐT, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm trên toàn quốc.
Xem thêm: Chung tay thúc đẩy giáo dục về năng lực tái tạo và biến đổi khí hậu
Phát biểu tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GDĐT) Mai Thị Anh cho biết, tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật giáo dục là công tác thường niên được tổ chức hàng năm nhằm triển khai cụ thể các nhiệm vụ chung về công tác pháp chế tại các sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.
Trong bối cảnh ngành Giáo dục phát triển và hội nhập quốc tế, việc nâng cao công tác pháp chế trở thành nhiệm vụ trọng yếu, với nhiều cơ hội lẫn thách thức. Vì vậy, cần đảm bảo rằng mọi chính sách, quy định pháp luật đều được xây dựng và thực thi một cách nhất quán, toàn diện, kịp thời.
Theo Vụ trưởng Mai Thị Anh, Bộ GDĐT luôn xác định công tác pháp chế là nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục, góp phần hoàn thiện, xây dựng thể chế cho toàn ngành hoạt động và phát triển. Đặc biệt là xác định 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phải được thực hiện hiệu quả, quyết liệt tại hướng dẫn năm học 2024-2025 về công tác pháp chế của Bộ GDĐT.
Xem thêm: Hội đồng Dân tộc Quốc hội: Đánh giá cao ban soạn thảo, cần thiết có Luật Nhà giáo
Bên cạnh đó, trong năm 2024, sau hơn 10 năm thực hiện, đạt được nhiều kết quả quan trọng, từng bước xác lập và hiệu quả công tác pháp chế, Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2011/NĐ-CP với để phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay. Vì vậy, những điểm mới được bổ sung, điều chỉnh là nội dung quan trọng, cần được Bộ GDĐT tập huấn để những người làm công tác pháp chế hiểu rõ và thực hiện đúng pháp luật quy định.
“Hội nghị hôm nay không chỉ là dịp để chúng ta lắng nghe các chuyên gia mà còn là cơ hội để cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, phản ánh những khó khăn, vướng mắc và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác pháp chế trong thời gian tới. Đây là thời điểm để chúng ta cùng nhìn nhận lại những gì đã làm được, phân tích những hạn chế còn tồn tại, và quan trọng hơn là tìm ra những giải pháp đột phá, giúp công tác pháp chế thực sự trở thành trụ cột hỗ trợ sự phát triển của ngành giáo dục”, Vụ trưởng Mai Thị Anh nói.
Tại hội nghị, các nội dung tập huấn được triển khai theo các chuyên đề về thực tế triển khai các hoạt động liên quan đến tổ chức bộ máy và nhân sự của các cơ sở giáo dục đại học; công tác theo dõi thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; điểm mới trong thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế quy định tại Nghị định số 56/2024/NĐ-CP. Đồng thời phổ biến về một số quy định về thẩm quyền của Sở GDĐT và trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học về thành lập, cho phép hoạt động cơ sở giáo dục đại học quy định tại Nghị định số 125/2024/NĐ-CP.
Trong khuôn khổ chương trình, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo thảo báo cáo, khảo sát, tổ chức lấy ý kiến về việc thực hiện Luật Giáo dục năm 2019
Theo Trung tâm Truyền thông và Sự kiện