Với các dạng nội dung bài giảng dạng video có khả năng truyền tải rất trực quan, kích thích tư duy và dễ chia sẻ, video không chỉ hỗ trợ người học ghi nhớ tốt hơn mà còn giúp người dạy có thể nhất quán trong đào tạo. Dưới đây là 5 định dạng video nội dung đào tạo phổ biến bạn có thể tham khảo:
Vì sao định dạng video nội dung đào tạo lại quan trọng?
Các bài giảng dạng video nắm giữ vai trò quan trọng:

Vì sao định dạng video nội dung đào tạo lại quan trọng?
Xem thêm: Công cụ hỗ trợ giảng dạy trực tuyến – Giải pháp tối ưu cho trung tâm đào tạo
Tăng khả năng ghi nhớ thông tin
Video giúp người học ghi nhớ lâu hơn nhờ sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh và chuyển động, nâng cao hiệu quả tiếp thu.
Tối ưu trải nghiệm học tập số
So với văn bản thuần túy hay âm thanh đơn lẻ, video tương tác giúp người học cảm thấy hứng thú hơn, dễ tập trung và duy trì sự chú ý lâu hơn trong quá trình học.
Tăng tính linh hoạt và dễ chia sẻ
Video dễ dàng chia sẻ trên nhiều nền tảng (LMS, mạng nội bộ, YouTube, email…), đồng thời có thể xem lại nhiều lần, trên nhiều thiết bị mà không làm giảm chất lượng trải nghiệm.
Mô phỏng tình huống thực tế hiệu quả hơn
Đối với các kỹ năng thực hành, video là công cụ lý tưởng để minh họa quy trình, thao tác hoặc cách xử lý tình huống mà văn bản không thể truyền tải đầy đủ.
Tiết kiệm chi phí dài hạn
Dù chi phí sản xuất video ban đầu có thể cao, nhưng về lâu dài, video giúp giảm chi phí tổ chức lớp học, thuê giảng viên, đi lại và in ấn tài liệu.
Dễ dàng chuẩn hóa nội dung đào tạo
Video giúp đảm bảo nội dung đào tạo được thống nhất và không bị lệch chuẩn khi truyền đạt qua nhiều giảng viên khác nhau.
Dễ tích hợp với hệ thống quản lý học tập (LMS)
Các định dạng video phổ biến hiện nay dễ dàng tích hợp vào LMS và cho phép theo dõi tiến độ học tập, đánh giá tương tác và kết quả học viên.
5 định dạng video nội dung đào tạo phổ biến
Câu hỏi đặt ra là: “Nên sử dụng định dạng video nào cho từng mục tiêu cụ thể?”. Cùng tìm hiểu nhé:

5 định dạng video nội dung đào tạo phổ biến
Xem thêm: Tips giúp giảng viên luyện giọng nói khi giảng dạy trực tuyến
Talking-head video (video người hướng dẫn)
Người hướng dẫn đứng trước máy quay, giao tiếp trực tiếp với người học. Loại video này mang lại tính gần gũi, thuyết phục và thích hợp cho các khóa học nội bộ.
Video kể chuyện (storytelling)
Video kể chuyện kết hợp cấu trúc câu chuyện với nội dung học để tạo kết nối cảm xúc. Phù hợp cho các video giới thiệu sản phẩm, quy trình, đào tạo đồng nhất văn hóa doanh nghiệp.
Video quay màn hình (screen-recording)
Giúc người học làm quen với giao diện phần mềm, quy trình nghiệp vụ, được lồng tiếng hướng dẫn chi tiết. Rất hữu ích trong các khóa học onboarding hoặc training SàS.
Video lồng tiếng trên slide (voice-over video)
Video kết hợp giữa slide thuyết trình và âm thanh lồng tiếng, phù hợp cho các bài giảng truyền thống cần chuyển sang hình thức số.
Video hướng dẫn/mô phỏng (demo/simulation)
Hiển thị các quy trình có thực hành như mô phỏng thiết bị, quy trình làm việc. Video giúc người học quan sát được từng bước thực hiện.
Những lưu ý khi lựa chọn định dạng video nội dung đào tạo
Khi lựa chọn định dạng video phù hợp cho bạn, cần lưu ý những điều sau:
Hiểu rõ mục tiêu đào tạo
Trước khi chọn định dạng video, cần xác định rõ bạn muốn người học làm được gì sau khi xem. Với mục tiêu truyền đạt kiến thức nền tảng, video slide lồng tiếng có thể đủ. Nhưng nếu yêu cầu thực hành thao tác, video mô phỏng hoặc quay màn hình sẽ hiệu quả hơn.
Phân tích đối tượng người học
Mỗi nhóm người học có đặc điểm, nhu cầu và cách tiếp thu khác nhau. Nhân viên mới có thể cần video onboarding storytelling, trong khi kỹ thuật viên lại cần hướng dẫn thao tác chi tiết bằng hình ảnh trực quan.
Tương thích với hạ tầng và nền tảng học
Video cần dễ tích hợp vào hệ thống LMS, phát mượt trên các thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, laptop), và không gây áp lực lớn đến băng thông mạng hoặc bộ nhớ thiết bị.
Cân đối giữa ngân sách và hiệu quả
Một số định dạng như video tương tác hay mô phỏng đòi hỏi chi phí sản xuất cao. Do đó, cần xác định mức đầu tư phù hợp với mức độ ưu tiên và tầm quan trọng của nội dung.
Khả năng chỉnh sửa và cập nhật
Video đào tạo nên được thiết kế linh hoạt, dễ cập nhật khi nội dung thay đổi. Các định dạng có thể tái sử dụng và chỉnh sửa nhanh sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí về sau.
Tính bảo mật và kiểm soát nội dung
Đặc biệt với nội dung đào tạo nội bộ hoặc thông tin nhạy cảm, bạn cần chọn định dạng và nền tảng video có khả năng bảo vệ bản quyền, kiểm soát quyền truy cập và tránh rò rỉ thông tin.
6 gợi ý thiết kế video đào tạo hữu hiệu
Dưới đây là 6 gợi ý thiết kế video đào tạo bạn có thể tham khảo:
- Tạo tính tò mò: Mở đầu video bằng tình huống, câu chuyện hay câu hỏi không dự đoán.
- Dùng ví dụ thú vị: Đây là cách nhanh nhất giúp người học hình dụng khái niệm.
- Kể chuyện theo case: Lựa chọn storytelling theo case để dẫn người học theo một mạch lôgic.
- Dùng video tương tác: Những quiz, hotspot, 360 view, branching scenario.
- Tránh xao nhãng: Hiệu ứng không cần thiết, minh họa sai chủ đề.
- Bám sát mục tiêu học: Nội dung video cần phục vụ rõ ràng cho kết quả học tập mong muốn.
Để khai thác tối đa tiềm năng của định dạng video nội dung đào tạo, các đơn vị giáo dục có thể bắt đầu từ việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng, lựa chọn định dạng phù hợp. Mọi thông tin cần tư vấn, xin liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!