Bộ cho phép dạy trực tuyến 30% – Cơ hội hay thách thức của E-learning?

Mới đây, Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học (kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT) với điểm nổi bật là quy định về thời lượng được phép dạy trực tuyến. Đây sẽ là miếng bánh ngon hay là một thách thức mới cho ngành E-learning?

Dạy trực tuyến là gì?

Việc áp dụng hình thức giảng dạy trực tuyến đã không còn xa lạ tại Việt Nam, đặc biệt là đối với bậc Đại học hay trên Đại học. Phương pháp này còn ngày càng trở nên phổ biến trong thời gian giãn cách toàn xã hội khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nhưng trên thực tế, đang có khá nhiều cách hiểu chưa rõ ràng về xu hướng đào tạo mới này.

Về bản chất, đào tạo trực tuyến (E-learning) là phương pháp đào tạo ảo thông qua Internet, người học và người dạy không gặp mặt trực tiếp nhưng vấn có thể kết nối với nhau thông qua các thiết bị có kết nối Internet. Có 2 hình thức đào tạo trực tuyến thường được áp dụng: đào tạo ảo thời gian thực (qua các phần mềm như Zoom, Google meet….) và Hệ thống Quản lý Học tập (LMS).

 

Cơ hội và thách thức của E-learning

  • Cơ hội khi dạy trực tuyến

Trở lại với thông tin mới về việc Bộ GD&ĐT cho phép các trường Đại học được áp dụng dạy trực tuyến tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo, các lớp học trực tuyến phải đáp ứng được các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng, đảm bảo chất lượng lớp trực tuyến không thấp hơn lớp truyền thống. Đồng thời, quy chế mới cũng cho phép các trường Đại học được áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến nếu đảm bảo được tính trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp với không quá 50% trọng số điểm học phần.

Với thông tin trên, ngành E-learning đứng trước cơ hội phát triển lớn, đặc biệt là mảng LMS khi các phần mềm Zoom, Google meet…. không đảm bảo tính bảo mật và lưu trữ cần thiết. Các đơn vị đào tạo đang chuyển dần sang xu hướng xây dựng hệ thống bài giảng chuyên nghiệp thông qua LMS. Hệ thống này cho phép xây dựng bài giảng theo cùng một tiêu chuẩn và đồng bộ trên toàn hệ thống, đảm bảo chất lượng truyền tải giống nhau mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan khác. Học viên có thể linh hoạt thời gian học nhưng vẫn được ghi nhận và kiểm soát đúng lộ trình được đặt ra. Mặt khác, so với lớp học truyền thống, lớp học trực tuyến trên LMS có tính trực quan cao hơn khi nội dung được truyền tải qua nhiều hình thức khác nhau như hình ảnh, video, hoạt họa, gamification…. 

Cũng với E-learning hay ở đây là LMS, các giảng viên có thể kiểm soát được chất lượng đào tạo thông qua các bài kiểm tra đánh giá cuối khóa. Ngoài ra, tài liệu và nội dung bài giảng đều được lưu trữ để học viên có thể truy cập lại khi cần thiết, ưu điểm hơn hẳn Zoom hay Google meet nếu không thực hiện “Record”.

 

  • Thách thức gặp phải

Mặt khác, thách thức đối với ngành E-learning cũng không hề nhỏ vì tính chuyên nghiệp, an toàn và tiện ích của hệ thống phải đạt mức tối ưu khi có sự tham gia bởi các trường Đại học. Trước thách thức đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ LMS hay số hóa nội dung đào tạo cần có khả năng cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tốt nhất có thể, nếu không muốn tuột mất “miếng bánh” đầy tiềm năng này.

_______________________________

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & CÔNG NGHỆ HOÀNG VŨ

📞 HOTLINE : 0886658257 – 0886033487

📩 EMAIL : [email protected]

🌍 WEBSITE https://hvg.edu.vn/

🏠 Tầng 6, Số 33 Trung Kính, P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết tương tự

Contact Me on Zalo